1. ROM Manager
Đây là phần mềm do nhóm ClockworkMod làm ra. Họ cũng chính là những lập trình viên đã tạo nên trình recovery nổi tiếng được sử dụng rất phổ biến hiện nay để flash ROM cho Android. Thực chất ROM Toolbox cũng có một số tính năng của ROM Manager, tuy nhiên khó sử dụng hơn khá nhiều nên tất cả những sự can thiệp nào liên quan đến ROM, mình khuyên các bạn nên sử dụng ROM Manager. App này có hai phiên bản: miễn phí và trả phí, nhưng mình thấy hầu hết các tính năng của bản có phí đã đủ dùng. Rồi, bây giờ bắt đầu đi vào chi tiết các tính năng của nó nhé.
Tải về ROM Manager phiên bản miễn phí
Tải về ROM Manager phiên bản có tính phí (5,99$)
Recovery:
Đây là nơi phần mềm sẽ giúp kiểm tra xem ClockworkMod Recovery (CWR) cài trên máy bạn đã là bản mới nhất hay chưa. Nếu máy bạn chỉ mới root mà chưa hề cài Recovery, app cũng sẽ giúp bạn thực hiện việc flash. Nói thêm về recovery cho những bạn chưa biết: nó là một trong các phân vùng hệ thống của Android có nhiệm vụ chính là phục hồi lại phần mềm của máy trong trường hợp hệ điều hành bị lỗi. Tuy nhiên, recovery mặc định của Google hay các nhà sản xuất đính kèm theo máy thường rất ít tính năng, do đó nhóm ClockworkMod làm ra Custom Recovery của riêng họ, trong đó bạn có thể flash ROM rất dễ dàng chỉ bằng cách chọn lấy file zip mong muốn. Bạn cũng có thể xóa sạch dữ liệu, sao lưu toàn bộ máy hoặc phục hồi lại, tất cả đều cũng chỉ cần một hai lần nhấn là xong. Một custom recovery là một thứ không thể không có đối với những bạn muốn up ROM cho máy.
Quay trở lại ứng dụng, để cài đặt hoặc cập nhật bản recovery mới nhất từ ClockworkMod, các bạn nhấn vào chữ "ClockworkMod Recovery" ở phần Install or Update Recovery. Trong màn hình kế tiếp, xác nhận tên thiết bị của bạn (ví dụ trong hình minh họa là "Google Nexus 4", chạm vào dòng đó. Trong trường hợp thiết bị của bạn chưa được hỗ trợ bởi CWR, bạn sẽ phải lên trang web của họ hoặc tìm kiếm ở các diễn đàn và phải flash thủ công. Nhưng đừng lo lắng, hầu hết các thiết bị từ những hãng lớn như LG, Samsung, HTC, Sony đều nằm trong diện hỗ trợ, chỉ khi nào bạn dùng máy gì đó quá mới hoặc quá lạ mới phải lo thôi.
Trong màn hình kế tiếp hiện ra, nhấn "Flash ClockworkMod Recovery". Chờ cho ứng dụng tải về bản CWR mới nhất là nó sẽ tự cài cho bạn. Vậy là xong.
ROM Management:
Tính năng này chỉ có thể sử dụng sau khi bạn đã cài xong Recovery. Bình thường chúng ta thường phải tắt thiết bị, dùng một số tổ hợp phím đặc biệt tùy máy mới vào được CWR. Còn với ROM Manager, bạn có thể chọn trước tập tin cần flash ở giao diện ứng dụng, sau đó app sẽ tự chạy phần việc còn lại.
Để flash một tập tin zip hay một ROM dạng zip, bạn nhấn vào dòng "Install ROM from SD Card" ở mục ROM Management, duyệt đến nơi chứa tập tin và chọn tập tin mong muốn. Trong màn hình kế tiếp, bạn có tùy chọn "Backup Existing ROM" (sao lưu ROM hiện tại), "Wipe Data and Cache" (xóa hết dữ liệu người dùng và bộ nhớ đệm). Sau khi đã hoàn thành đâu đó và chắc chắn, nhấn dòng "Reboot And Install". Kế đó, máy sẽ tự khởi động thẳng vào CWR, tự flash tập tin cho bạn và khi hoàn tất, nó sẽ tự khởi động máy lại. Bạn chỉ việc nhìn và chờ đợi thành quả mà thôi.
Backup and Restore
Như cái tên của nó, mục này giúp bạn sao lưu và phục hồi toàn hệ thống và những thao tác kế tiếp app sẽ làm giúp bạn. Bạn không phải reboot thủ công vào CWR để làm như trước đây. Phần Backup and Restore này cũng là thứ mình dùng nhiều nhất trên ROM Manager. Để sao lưu ROM hiện tại, bạn nhấn vào dòng "Backup Current ROM", đặt tên cho ROM rồi nhấn OK và ngồi đợi. Còn muốn phục hồi hay quản lí những bản backup trước đây, chọn dòng "Manager and Restore Backups". Ở màn hình kế tiếp, bạn có thể chọn "Download Backups" để dùng trình duyệt trên máy tính sao chép bản backup lên máy tính, tuy nhiên bạn phải xài bản trả phí của ROM Manager thì mới dùng được nhé.
Nhìn xuống bên dưới một chút, bạn sẽ thấy tất cả những bản backup của mình. Nhấn vào từng cái, bạn sẽ có những tùy chọn như "Restore" (phục hồi lại nguyên trạng máy giống như khi bản backup đó được tạo), Rename (đổi tên) và Delete (xóa bản backup).
Utilities
Fix Permission: nhấn vào dòng này, máy sẽ sửa các lỗi liên quan đến quyền của tập tin trong Linux, Android. Nếu bạn hay bị Force Close một app nào đó mà trước đây không hề bị, bạn hãy thử qua tùy chọn này. Quá trình sửa lỗi khá lâu nên các bạn hãy kiên nhẫn nhé.
Partition SD Card: giúp các bạn phân vùng thẻ nhớ để cài đặt ứng dụng lên thẻ. Lưu ý là bạn cần phải biết kĩ thuật cài lên SD Card để tận dụng được lợi thế sau khi đã phân vùng. Mình sẽ không nói đến tính năng này vì trên Tinh tế đã có nhiều bài chia sẻ, bạn có thể tìm lại và đọc nếu muốn.
Đây là phần mềm do nhóm ClockworkMod làm ra. Họ cũng chính là những lập trình viên đã tạo nên trình recovery nổi tiếng được sử dụng rất phổ biến hiện nay để flash ROM cho Android. Thực chất ROM Toolbox cũng có một số tính năng của ROM Manager, tuy nhiên khó sử dụng hơn khá nhiều nên tất cả những sự can thiệp nào liên quan đến ROM, mình khuyên các bạn nên sử dụng ROM Manager. App này có hai phiên bản: miễn phí và trả phí, nhưng mình thấy hầu hết các tính năng của bản có phí đã đủ dùng. Rồi, bây giờ bắt đầu đi vào chi tiết các tính năng của nó nhé.
Tải về ROM Manager phiên bản miễn phí
Tải về ROM Manager phiên bản có tính phí (5,99$)
Recovery:
Đây là nơi phần mềm sẽ giúp kiểm tra xem ClockworkMod Recovery (CWR) cài trên máy bạn đã là bản mới nhất hay chưa. Nếu máy bạn chỉ mới root mà chưa hề cài Recovery, app cũng sẽ giúp bạn thực hiện việc flash. Nói thêm về recovery cho những bạn chưa biết: nó là một trong các phân vùng hệ thống của Android có nhiệm vụ chính là phục hồi lại phần mềm của máy trong trường hợp hệ điều hành bị lỗi. Tuy nhiên, recovery mặc định của Google hay các nhà sản xuất đính kèm theo máy thường rất ít tính năng, do đó nhóm ClockworkMod làm ra Custom Recovery của riêng họ, trong đó bạn có thể flash ROM rất dễ dàng chỉ bằng cách chọn lấy file zip mong muốn. Bạn cũng có thể xóa sạch dữ liệu, sao lưu toàn bộ máy hoặc phục hồi lại, tất cả đều cũng chỉ cần một hai lần nhấn là xong. Một custom recovery là một thứ không thể không có đối với những bạn muốn up ROM cho máy.
Quay trở lại ứng dụng, để cài đặt hoặc cập nhật bản recovery mới nhất từ ClockworkMod, các bạn nhấn vào chữ "ClockworkMod Recovery" ở phần Install or Update Recovery. Trong màn hình kế tiếp, xác nhận tên thiết bị của bạn (ví dụ trong hình minh họa là "Google Nexus 4", chạm vào dòng đó. Trong trường hợp thiết bị của bạn chưa được hỗ trợ bởi CWR, bạn sẽ phải lên trang web của họ hoặc tìm kiếm ở các diễn đàn và phải flash thủ công. Nhưng đừng lo lắng, hầu hết các thiết bị từ những hãng lớn như LG, Samsung, HTC, Sony đều nằm trong diện hỗ trợ, chỉ khi nào bạn dùng máy gì đó quá mới hoặc quá lạ mới phải lo thôi.
Trong màn hình kế tiếp hiện ra, nhấn "Flash ClockworkMod Recovery". Chờ cho ứng dụng tải về bản CWR mới nhất là nó sẽ tự cài cho bạn. Vậy là xong.
ROM Management:
Tính năng này chỉ có thể sử dụng sau khi bạn đã cài xong Recovery. Bình thường chúng ta thường phải tắt thiết bị, dùng một số tổ hợp phím đặc biệt tùy máy mới vào được CWR. Còn với ROM Manager, bạn có thể chọn trước tập tin cần flash ở giao diện ứng dụng, sau đó app sẽ tự chạy phần việc còn lại.
Để flash một tập tin zip hay một ROM dạng zip, bạn nhấn vào dòng "Install ROM from SD Card" ở mục ROM Management, duyệt đến nơi chứa tập tin và chọn tập tin mong muốn. Trong màn hình kế tiếp, bạn có tùy chọn "Backup Existing ROM" (sao lưu ROM hiện tại), "Wipe Data and Cache" (xóa hết dữ liệu người dùng và bộ nhớ đệm). Sau khi đã hoàn thành đâu đó và chắc chắn, nhấn dòng "Reboot And Install". Kế đó, máy sẽ tự khởi động thẳng vào CWR, tự flash tập tin cho bạn và khi hoàn tất, nó sẽ tự khởi động máy lại. Bạn chỉ việc nhìn và chờ đợi thành quả mà thôi.
Backup and Restore
Như cái tên của nó, mục này giúp bạn sao lưu và phục hồi toàn hệ thống và những thao tác kế tiếp app sẽ làm giúp bạn. Bạn không phải reboot thủ công vào CWR để làm như trước đây. Phần Backup and Restore này cũng là thứ mình dùng nhiều nhất trên ROM Manager. Để sao lưu ROM hiện tại, bạn nhấn vào dòng "Backup Current ROM", đặt tên cho ROM rồi nhấn OK và ngồi đợi. Còn muốn phục hồi hay quản lí những bản backup trước đây, chọn dòng "Manager and Restore Backups". Ở màn hình kế tiếp, bạn có thể chọn "Download Backups" để dùng trình duyệt trên máy tính sao chép bản backup lên máy tính, tuy nhiên bạn phải xài bản trả phí của ROM Manager thì mới dùng được nhé.
Nhìn xuống bên dưới một chút, bạn sẽ thấy tất cả những bản backup của mình. Nhấn vào từng cái, bạn sẽ có những tùy chọn như "Restore" (phục hồi lại nguyên trạng máy giống như khi bản backup đó được tạo), Rename (đổi tên) và Delete (xóa bản backup).
Utilities
Fix Permission: nhấn vào dòng này, máy sẽ sửa các lỗi liên quan đến quyền của tập tin trong Linux, Android. Nếu bạn hay bị Force Close một app nào đó mà trước đây không hề bị, bạn hãy thử qua tùy chọn này. Quá trình sửa lỗi khá lâu nên các bạn hãy kiên nhẫn nhé.
Partition SD Card: giúp các bạn phân vùng thẻ nhớ để cài đặt ứng dụng lên thẻ. Lưu ý là bạn cần phải biết kĩ thuật cài lên SD Card để tận dụng được lợi thế sau khi đã phân vùng. Mình sẽ không nói đến tính năng này vì trên Tinh tế đã có nhiều bài chia sẻ, bạn có thể tìm lại và đọc nếu muốn.
0 comments:
Post a Comment