9. Không thể tải và cài đặt ứng dụng từ Market
Triệu chứng của lỗi này đó là sau khi chọn được ứng dụng mà mình muốn tải, Market bị đứng tại màn hình thông báo “Starting download”. Trong trường hợp này, bạn thử tắt Wifi trên điện thoại rồi thử lại. Nếu vẫn chưa được, thử Wifi bằng cách vào một trang web nào đó (www.dantri.vn) chẳng hạn) để biết được tín hiệu Wifi có tốt hay không. Bạn thử tắt modem hay router Wifi đi rồi mở lại để chắc chắn rằng tín hiệu mạng không gặp vấn đề. Sau đó tiến hành tải lại ứng dụng trên Market.
Nếu ứng dụng đã tải thành công nhưng lại cài đặt bất thành (thông báo "Install unsuccessful" trên thanh Notifications), bạn thử tải và cài đặt lại. Bạn cũng có thể tắt máy rồi mở lại để loại trừ trường hợp xung đột phần mềm. Thẻ nhớ bị lỗi hay máy không nhận thẻ nhớ cũng là nguyên nhân gây lỗi. Để khắc phục lỗi thẻ nhớ
Một cách “bạo lực” khác để khắc phục tình trạng này đó là đưa máy trở về trạng thái như lúc mới mua. Để thực hiện, bạn vào Settings > Privacy > Factory data reset.
Lưu ý: dữ liệu người dùng cá nhân cũng như các dữ liệu khác sẽ bị xóa, do đó bạn hãy cẩn thận sao lưu danh bạ/lịch/tin nhắn/email/bookmark ra thẻ nhớ hay Google Contacts.
Còn một cách nữa để xóa sạch sẽ máy đó là wipe data. Cách thực hiện wipe data khác nhau trên từng máy và cách làm giống như những khi update firmware bằng file update.zip. Bạn có thể tìm thông tin về cách wipe data của máy mình tại diễn đàn con Google Android của Tinh Tế.
10. Không tải được file từ web
Trình duyệt mặc định của Android khá hấp dẫn với tính năng tải file trực tiếp từ trang web, đây là một thế mạnh của Android so với những hệ điều hành “bảo thủ” khác. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tập tin đều có thể tải về bằng trình duyệt mặc định, chẳng hạn như một tập tin mp3 từ trang zing.mp3 hay một số tập tin apk từ các trang chia sẻ. Khắc phục vấn đề này không có gì khó. Trước hết, bạn tải cài cài đặt ứng dụng ASTRO File Manager từ Market (miễn phí). Sau đó, chạy ASTRO. Trên thanh công cụ, chọn Prefs. Trong cửa sổ vừa mở ra, kéo xuống phía dưới và nhấp chọn vào ô Enable Browser Download là xong.
Lưu ý: Nếu muốn tải và xem file đính kèm trong email bằng ứng dụng Gmail hay Mail mặc định, bạn phải bỏ chọn mục Enable Browser Download trước khi tải file.
11. Ứng dụng chơi nhạc mặc định gặp lỗi
Ứng dụng mặc định của Android không tồi, tuy nhiên giao diện không được đẹp mắt, widger thì quá sơ sài, lâu lâu thường chơi nhạc “sảng” mặc dù chẳng ai ra lệnh. Ứng dụng Music Mod được các thành viên cộng đồng mã nguồn mở sẽ giải quyết được hầu hết các lỗi này. Tải tạihttp://www.mediafire.com/?33abea7oe133zdp. Music Mod hay hơn ở chỗ có thể điều khiển bằng các thao tác vẽ lên màn hình. Chẳng hạn, vẽ dấu > lên màn hình, Music Mod sẽ tạm ngừng hoặc tiếp tục chơi nhạc. Vẽ một đường thẳng từ trái sang phải, bài kế tiếp sẽ được chơi. Các widget của Music Mod cũng đa dạng với nhiều kích thước (4x1, 4x2, 4x4,…) và đẹp nên bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp HomeScreen của mình.
Bạn có thể dùng Music Mod như một ứng dụng riêng lẻ, chạy lên khi cần thiết hoặc thay thế luôn ứng dụng Music mặc định bằng Music Mod. Như vậy, lỗi chơi nhạc “sảng” sẽ không còn. Để thay thể, bạn thực hiện tương tự như thay bàn phím Multitouch cho Android
12. Chặn cuộc gọi không mong muốn
Phần mềm chặn cuộc gọi không mong muốn xuất hiện trên hầu hết các nền tảng điện thoại, và Android cũng không phải là ngoại lệ. Phần mềm này sẽ giúp bạn không phải nhận những cuộc gọi mà bạn đưa vào danh sách đen. Có nhiều ứng dụng chặn cuộc gọi, tuy nhiên hầu hết đều thu phí hay có cách hoạt động không tốt (chẳng hạn: phải tự tay nhập số điện thoại muốn chặn). Nhưng cộng đồng nguồn mở luôn có những “hiệp sĩ” viết ra những phần mềm có chức năng tốt tương đương và quan trọng hơn hết là miễn phí. Ứng dụng đó mang tên a Call Filter Free. Bạn có thể tìm trên market. Ứng dụng có hai phiên bản, một cho Android 1.5/1.6 (a Call Filter Free 1.5) và một cho Android 2.0 hay mới hơn (a Call Filter Free 2.0). Bạn có thể tạo danh sách các số cần chặn cũng như các cách thức hoạt động khác với a Call Filter Free.
13. Cuộc gọi khó nghe
Trên Motorola Milestone, hãng tích hợp sẵn một ứng dụng mang tên Crystal Talk rất hay, có tác dụng khử tiếng ồn cũng như các tạp âm khác khi có cuộc gọi. Tuy nhiên, một số người dùng lại nhận thấy tính năng khiếng tiếng nói bị méo, người nhận cuộc gọi nói rằng tiếng quá khó nghe. Bạn chỉ việc tắt tính năng Crystal Talk đi là xong. Để tắt, vào Settings > Call Settings > CrystalTalk Setting rồi chọn Normal. Với các điện thoại khác có công nghệ khử ồn tương tự, bạn có thể tắt chúng đi.
Ngoài ra, những điện thoại Android cao cấp có thể được trang bị một micro thứ hai để khử ồn. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu vì âm thanh bị méo, có thể dùng một miếng giấy hay băng keo trong nhỏ dán lại. Vị trí của micro thứ hai tùy thuộc vào hãng. Với chiếc Motorola Milestone, vị trí của micro này nằm ở phần đỉnh nhô lên phía mặt sau máy.
14. Máy không nhận SIM
Máy Android không nhận SIM sẽ chỉ cho phép bạn thực hiện cuộc gọi khẩn cấp. Còn khi bạn gọi một số thông thường, máy sẽ thông báo “No SIM or SIM Error”. Lỗi có thể đến từ hai phía: thiết bị và SIM. Với lỗi thiết bị, bạn thử tắt máy rồi tháo SIM, lắp lại. Có thể thử SIM trên một máy khác để biết chắc SIM không bị hỏng. Chuyển máy sang chế độ Airplane khoảng 1-2 phút rồi tắt chế độ Airplane. Cũng có thể bật chế độ Airplane, tắt máy rồi mở máy lên lại. Nếu vẫn chưa được, có thể bạn phải mang máy đi bảo hành. Nếu lỗi do SIM, bạn phải đến các trung tâm của nhà mạng để đổi.
15. Khắc phục lỗi Force Close khi cắm Motorola Milestone vào đế
Milestone chính hãng tại Việt Nam sẽ được tặng kèm một đế Multimedia Station Dock. Một số máy sau khi cập nhật lên Android 2.1 hoặc máy mới mua sẽ gặp trường hợp sau: Khi gắm mấy vào đế, ứng dụng Multimedia Station bị lỗi Force Close. Để khắc phục, bạn làm như sau:
+ Vào Settings > Application > Manage application.
+ Chọn Multimedia Station, nhấn nút Clear Data.
16. Chụp màn hình cho máy Android chưa root được
Hiện trên Market có nhiều phần mềm cho phép chụp ảnh màn hình, tuy nhiên đều yêu cầu máy bạn phải root mới có thể chụp được. Trong trường hợp máy chưa thể root (chưa biết cách root hoặc các nhóm hacker chưa làm được), bạn có thể thực hiện như sau:
Cần chuẩn bị
- Chiếc điện thoại Android và cáp USB kết nối nó vào máy tính.
- Máy tính đã cài Java (JRE hay JDK), đồng thời download và cài đặt bộ Android SDK.
- Tải Android Driver (android_usb_windows.zip) dưới đây và bun nén ra để sẳn.
- Bật tính năng USB Debugging trên điện thoại bằng cách vào Settings -> Applications -> Development và check vào Enable USB Debugging.
- Kết nối điện thoại vào máy tính bằng cổng USB. Windows đòi Driver của Android Phone, mình chọn mục tự chỉ đường dẫn, chỉ vào thư mục Android Driver vừa bun nén ở trên.
- Vào thư mục Android SDK mà bạn đã bung nén. Thường là “android-sdk-xxxx”. Sau đó mở thư mục tools.
- Double click vào “ddms” (có nghĩa là Dalvik Debug Monitor Service)
- Trong DDMS, tên điện thoại kết nối sẽ hiện ra. Bấm vào nó, click menu Device và chọnScreen capture để bạn chụp hình ảnh hiện tại trên điện thoại. Nhấn Save để lưu hình hiện tại, nhấn Refresh để cập nhật ảnh mới nhất về máy tính.
0 comments:
Post a Comment