Với một người dùng mới sử dụng Android, việc điều khiển chú robot xanh này không quá khó khăn, nhưng để "nhảy múa" với chúng thì không phải ai cũng hiểu và làm được thành công. Bộ bài biết tổng hợp dưới đây sẽ hướng dẫn bạn qua từng bước để dễ dàng làm quen và làm chủ hệ điều hành này.
1. Lời nói đầu: Điện thoại thông minh là một công cụ mạnh mẽ trợ giúp bạn trong cuộc sống, để sử dụng nó đúng nhất và mang lại những lợi ích tốt nhất có vẻ là một điều không dễ dàng. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm tổng quan, những thiết lập và những ứng dụng tối ưu nhất cho dê yêu của bạn. Android là một hệ điều hành mã nguồn mở của Google. Đó chính là lợi thế rất lớn do Người khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm có thể nhận định được nhu cầu người dùng và phát triển theo đúng hướng.Các ứng dụng cá nhân không thể thiếu như Tìm kiếm (Search), Bản đồ (Maps), Gmail luôn luôn được ưu tiên tối đa cho người sử dụng. Hi vọng rằng mọi người đọc bài viết này đều đang sử dụng một điện thoại thông minh Android đang chạy nền tảng 4.0 Ice Cream Sandwich, hoặc thậm chí Android 4.1/4.2 Jelly Bean vì nó đã được tối ưu hóa khá tốt.Và nếu máy bạn không được nâng cấp lên 4.x thì cũng không nên quá lo lắng, hầu hết các ứng dụng trong bài viết dưới đây đều sẽ hỗ trợ điện thoại của bạn. Không dài dòng nữa, hãy bắt đầu làm quen với Android nào!
2. Giao diện người dùng Như đã nói ở trên, Android là một hệ điều hành mã nguồn mở. Mọi thứ điều có thể tùy chỉnh trên một lõi duy nhất. Bạn có thể tinh chỉnh hầu như tất cả mọi điều về nó, từ hình nền, các biểu tượng, điều biến Kernel, flash ROM, thay đổi thông số CPU. Tất cả chỉ cần điện áp của máy bạn có thể đáp ứng. 2.1 Giao diện tùy biến - Custom launchers Giao diện dạng Custom tức là giao diện ngoài không phải giao diện hệ thống, bạn có thể có được nó bằng cách tải về và cài đặt từ các nguồn cung cấp như Googleplay chẳng hạn. Dưới đây là một số giao diện được ưa thích nhất. a. ADW Launcher ADW launcher là một trong những giao diện phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Nó vốn là giao diện mặc định cho tất cả các bản ROM Cyanogen (CM7) trước khi nền tảng Ice Cream Sandwich ra đời. Giao diện này nhận được rất nhiều nâng cấp, và thay đổi tính năng. Và điều tuyệt vời là nó còn có khả năng tương thích với mọi phiên bản Android từ 1.6 đến 4.1. Với cả 2 phiên bản miễn phí và tính phí trên Google Play, ADW cho phép bạn tùy chỉnh cả những điểm nhỏ nhất như thanh dock, các icon...
ADW launcher
Một trong các tính năng thú vị của ADW là tính năng điều khiển bằng của chỉ Gestures. Bạn có thể tùy chỉnh các hành động trượt tay trên màn hình để gọi ra những lệnh đặt sẵn một cách nhanh chóng. Sự khác biệt giữa bản miễn phí và trả phí là rất ít nhưng nó cũng đáng để kể đến. Bằng việc chi ra một số tiền bạn có thêm tùy chọn là sao lưu và không phục mọi tùy chỉnh, cùng với đặt cấu hình ưu thích cho giao diện. Và ở bản trả phí bạn còn có thể thay đổi kích thước các icon theo ý muốn.
b.Nova Launcher Không giống như ADW, Nova launcher chỉ hỗ trợ nền tảng 4.0 trở lên. Điều mà nó mang lại cho người dùng được nhấn mạnh vào tốc độ. Tất cả mọi điều khiển, trượt vuốt trên màn hình, mở màn hình ứng dụng, tất cả đều thể hiện tốt độ ưu thế của Nova. Và thêm một điểm đặc biệt nữa là dường như vài tính năng trên ADW đã được Nova áp dụng như tính năng thu phóng chẳng hạn.
Nova Launcher
Nova launcher được xây dựng từ chính giao diện gốc của Android 4.0, vì thế nên nó rất thân thiện và cực kỳ dễ làm quen cho dù bạn đang sử dụng TouchWiz Samung hay LG UI. Tất nhiên Nova cũng có thêm một phiên bản trả phí, bạn sẽ được bổ sung thêm tùy chọn chuông và cảnh báo cho hệ thống cùng với các biểu tượng kèm số thông báo cuộc gọi nhớ email hay tinh nhắn.
c.Go Launcher EX Một giao diện khá được người dùng ưa thích nữa đó là Go Launcher EX, được phát triển bởi Go Launcher EX team. Điểm cộng cho giao diện này là nó hoàn toàn miễn phí. Tất cả được đơn giản hóa, nhưng thêm vào đó là một kho giao diện bổ sung tùy biến cực kỳ lớn. Launcher này được cộng đồng hỗ trợ rất lớn nên kho giao diện của Go ngày càng lớn mạnh và gần đây một phiên bản mới của giao diện này đã ra đời với tên Next launcher.
d.Windows Phone 7 launcher Điểm hay của Android là là sự tùy biến, bạn có thể dễ dàng "biến hóa" chiếc máy của mình. Bạn có thể làm cho chiếc Android của mình giống hệt một chiếc Window Phone. Chỉ với một vài thao tác nhỏ bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm được giao diện giống với Windows Phone 7 đến 99%.
Và tất nhiên Windows Phone 7 launcher còn có cho phép bạn thay đổi kích thước, màu sắc các icon tương tự như WP8.
2.2 Tùy chỉnh khóa màn hình Cũng như giao diện, màn hình khóa của Android cũng dễ dàng được thay đổi bởi các phần mềm được cài đặt từ bên ngoài. a.WidgetLocker Lockscreen Một ứng dụng tuyệt vời và khá dễ dàng sử dụng. Một bộ sưu tập rất nhiều phong cách khóa màn hình có thể phù hợp với bất kỳ người dùng nào.
WidgetLocker Lockscreen
Các phong cách khóa như trượt cổ điển của Gingerbread, khóa dạng nhẫn như Ice Cream Sandwich, hay của HTC Sense, Motorola hay giống như iPhone.
Đến từ các nhà phát triển Go Launcher EX, bộ khóa màn hình Go locker mang đến 1 loạt màn hình khóa cực đẹp. Cũng giống như người anh em của mình, ứng dụng của có 1 kho tùy biến khóa cực đẹp, bạn có thể dễ dàng tải về và thay đổi.
Go locker
Để hoạt động ổn định thì Go loker phải được cài đặt trên các máy chạy Android 2.0 trở lên. Bạn cũng có thể thiết lập đến tận 9 phím tắt trên màn hình khóa để tiết kiệm thời gian sử dụng
2.3 Tùy chỉnh thông báo a.Notification weather iOS có một tính năng khá thú vị khi trượt thanh thông báo xuống, mọi thông báo về thời tiết sẽ hiển thị. Và người dùng Android không cần phải ghen tị về điều đó. Notification weather mang đến cho bạn bảng thông tin thời tiết ngay trong notification thay vì hiển thị lên một box. Bạn có thể xem thông báo thời tiết trong ngày hôm này và cả 4 ngày tới mà ko cần quan thao tác quá nhiều. Không chỉ thế bạn còn có thể tùy chỉnh lại vị trí hiển thị của thông báo thời tiết này.
Notification weather
Tất cả mọi thông tin hiển thị đều khá rõ ràng và chi tiết. Nhược điểm lớn nhất nhất của phần mềm này là chỉ hỗ trợ phiên bản 4.1 trở lên.
Samsung, LG, HTC, Sony hay một nhà sản xuất điện thoại thông minh nào khác đều đã cung cấp một số các "Toggles" - Phím tắt, người dùng chỉ cần trượt thanh trạng thái xuống và chọn tính năng mong muốn. Tuy nhiên với một số dòng máy các nhà sản xuất đã lược bỏ tính năng này đi, để sử dụng chúng bạn có thể dùng các phần mềm để thay thế.
Power Toggles Nếu máy bạn đang chạy 2.3 trở lên, ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn một loạt phím tắt, bạn có thể để ra màn hình như một widget hay gán trực tiếp vào thanh trạng thái.
Power Toggles
Power Toggles cho phép bạn tùy chọn danh sách phím tắt như bật tắt 3G, wifi, hay chỉnh độ sáng màn hình, mà không cần phải mở cài đặt lên.
0 comments:
Post a Comment