Nếu bạn không thích dùng ROM SHIP của nhà sản xuất, bạn có thể dùng ROM COOK (hay còn gọi là Custom Rom) do các tác giả trên XDA developer xây dựng và phát triển. Hiện nay có nhiều ROM COOK, mỗi người có sở thích riêng và thích mỗi loại ROM COOK khác nhau,
Để đơn giản, việc UPROM COOK bao gồm những việc như sau:
  1. Cài đặt custom recovery cho máy đã được UNLOCK booloader (nếu đã cài thì bỏ qua)
  2. flash boot.img của ROM bằng lệnh: fastboot flash boot boot.img (Thực hiện ở chế độ FASTBOOT, nếu máy đã được S-OFF thì không thực hiện bước này)
  3. Dùng custom recovery để cài đặt ROM.
Thông thường, sau khi UPROM bạn phải cài đặt lại Accounts, các ứng dụng, widgets, thiết đặt (setting) lại cấu hình theo sở thích cá nhân. Việc đó mất nhiều thời gian. Mẹo đơn giản thay đổi ROM chỉ mất vài phút, sau khi UPROM điện thoại không bị mất các ứng dụng đã cài, các cập nhật, thiết đặ account, widgets ... Nói chung chỉ thay đổi phần hệ thống (VD từ rom ship chuyển sang ARHD, phần do người dùng khai báo thì không thay đổi gì.

Để UPROM ít mất thời gian, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

A. Chuẩn bị:
  • Download Công cụ "ADB for One X", giải nén ra thư mục là "ADB for One X".
  • Máy tính đã được cài đặt Driver.
  • Điện thoại đã được UNLOCK bootloader.
  • Chức năng "Debugging USB" của điện thoại phải được set ON (được bật lên)
  • Điện thoại đã được cài Custom Recovery.
  • Download file ROM (file zip) và copy vào thẻ nhớ của điện thoại.
  • Giải nén file ROM (zip) và copy file boot.img của Rom (hoặc có thể download riêng file boot.img kèm theo ROM), copy file boot.img vào thư mục là "ADB for One X".
Nếu điện thoại chưa cài Custom Recovery thì phải cài Custom Recovery, thực hiện như sau:
  • Kết nối điện thoại đến máy tính ở chế độ nào cũng được.
  • Vào thư mục "ADB for One X" chạy file "RecoveryFlasher.bat" và làm theo hướng dẫn (chỉ có Yes/No hoặc nhấn phím bất kỳ).
B. Thực hiện:

I. Cài đặt ROM ICS
  • Kết nối điện thoại đến máy tính ở chế độ nào cũng được
  • Vào thư mục "ADB for One X" chạy file "BootFlasher.bat" và làm theo hướng dẫn (chỉ có Yes/No hoặc nhấn phím bất kỳ).
Công cụ sẽ tự khởi động máy về FASTBOOT, cài đặt boot.img của Rom, hướng dẫn khởi động vào Custom Recovery.

Sau khi điện thoại đã vào RECOVERY, có thể rút cáp nối điện thoại đến máy tính, việc BACKUP và cài đặt ROM được thực hiện trong RECOVERY. Nên thực hiện theo các bước sau để không bị mất các ứng dụng đã cài, các cập nhật, thiết đặt, account, widgets ...
  1. Backup của ROM đang dùng: Mục đích sao lưu ROM để còn đường quay về nếu không thích rom mới, mặt khác sao lưu các ứng dụng đã cài, các cập nhật, thiết đặt, account, widgets ... Nếu điện thoại đã backup thì bỏ qua bước này, nếu chưa thì thực hiện như sau: Tại mênu chính của RECOVERY, vào mênu "Backup and Restore" > rồi chọn Backup > OK. Thực hiện xong Backup thì chọn "Go Back" để trở về mênu chính của RECOVERY
  2. Nên thực hiện đầy đủ các bước Full Wipe trước khi UPROM mới
  3. Cài đặt Custom Rom mới: Cũng tại mênu chinh của RECOVERY, tiến hành cài đặt Custom ROM từ mênu "Install from zip"
  4. Advanced Restore dữ liệu từ ROM: Cũng tại mênu chính của RECOVERY
  • Chọn "Backup and Restore"
  • Rồi chọn "Advanced Restore"
  • Chọn đúng ROM đã Back up ở mục 2.
  • Chon "Restore data"
Trong 1 ROM bao gồm nhiều phần, chỉ cần Restore phần DATA là khôi phục được toàn các account, các ứng dụng đã cài thêm, các bản cấp nhật (maps, dropbox, gmail ...), widgets, các thiết bị cá nhân ...

II. Cài đặt ROM Jelly Bean

1. Nếu điện thoại chưa được nâng cấp firmware Jelly Bean (HBOOT của điện thoại là 1.12.0000 trở xuống)

Bạn phải chuẩn bị file "Unlock_code.bin" để UNLOCK điện thoại trở lại trong quá trình nâng cấp firmware lên Jelly Bean.

Trình tự thực hiện như sau:
  • Kết nối điện thoại đến máy tính ở chế độ nào cũng được
  • Vào thư mục "ADB for One X" chạy file "JellyBeanFlasher.bat" và làm theo hướng dẫn (chỉ có Yes/No hoặc nhấn phím bất kỳ).
Công cụ sẽ tự khởi động máy về FASTBOOT, nâng cấp firmware lên Jelly Bean, UNLOCK điện thoại trở lại sau khi nâng cấp firmware, cài đặt lại Custom RECOVERY, cài đặt boot.img của Rom, hướng dẫn khởi động vào Custom Recovery.

Sau khi điện thoại đã vào RECOVERY, có thể rút cáp nối điện thoại đến máy tính, việc BACKUP và cài đặt ROM được thực hiện trong RECOVERY. Nên thực hiện theo các bước sau để không bị mất các ứng dụng đã cài, các cập nhật, thiết đặt, account, widgets ...
  1. Backup của ROM đang dùng: Mục đích sao lưu ROM để còn đường quay về nếu không thích rom mới, mặt khác sao lưu các ứng dụng đã cài, các cập nhật, thiết đặt, account, widgets ... Nếu điện thoại đã backup thì bỏ qua bước này, nếu chưa thì thực hiện như sau: Tại mênu chính của RECOVERY, vào mênu "Backup and Restore" > rồi chọn Backup > OK. Thực hiện xong Backup thì chọn "Go Back" để trở về mênu chính của RECOVERY
  2. Nên thực hiện đầy đủ các bước Full Wipe trước khi UPROM mới
  3. Cài đặt Custom Rom mới: Cũng tại mênu chinh của RECOVERY, tiến hành cài đặt Custom ROM từ mênu "Install from zip"
  4. Advanced Restore dữ liệu từ ROM: Cũng tại mênu chính của RECOVERY
  • Chọn "Backup and Restore"
  • Rồi chọn "Advanced Restore"
  • Chọn đúng ROM đã Back up ở mục 2.
  • Chon "Restore data"
Trong 1 ROM bao gồm nhiều phần, chỉ cần Restore phần DATA là khôi phục được toàn các account, các ứng dụng đã cài thêm, các bản cấp nhật (maps, dropbox, gmail ...), widgets, các thiết bị cá nhân ...

2. Nếu điện thoại đã được nâng cấp firmware Jelly Bean (HBOOT của điện thoại là 1.23.0000 trở lên)

Việc cài đặt ROM được thực hiện giống như cài đặt ROM ICS (đã nêu tại I. Cài đặt ROM ICS). Bản chất là:
  • Khởi động điện thoại về FASTBOOT và cài đặt boot.img của Rom
  • Khởi động điệnt thoại về RECOVERY để thực hiện các bước BACKUP, Cài đặt ROM (Install from zip), Advanced Restore dữ liệu từ ROM.
Với cách làm trên, bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian mỗi khi thay đổi ROM. Điện thoại sau khi UPROM chỉ thay đổi về hệ thống (VD ship chuyển sang ARHD) tất cả các thứ khác vẫn y chang như trước khi UPROM

0 comments:

Post a Comment

 
Top