Cộng đồng Android thường sử dụng một bản ROM khá nổi tiếng, đó là CyanogenMod(CM). Đó là bản ROM được chỉnh sửa cho từng dòng máy riêng nhưng vẫn giữ những nét thống nhất chung cho tất cả các bản ROM. ROM CM7 là một bản ROM Android 2.3 Gingerbread với độ ổn định cao cũng như đính kèm nhiều chức năng hay. Hi vọng bài viết sau sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn chiếc máy Android với ROM CM7 của mình.

Đầu tiên, mình xin nói sơ về ROM CM7. Đó là bản ROM được phát triển từ phiên bản Android 2.3 gốc của Google, do đó thiếu một số ứng dụng như facebook, Gmail, Maps,… Chính vì lẽ đó, những ai mod lại bản ROM này sẽ cung cấp cho bạn đường link tải các ứng dụng đó (gọi là Gapps). ROM CM7 có độ ổn định cao, chạy nhanh, lại tốn không quá nhiều pin nên có thể nói CM7 là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn thử nghiệm Android 2.3 trong lúc chờ đợi phiên bản chính thức từ nhà sản xuất. Mà ngay cả khi đã có bản chính thức, CM7 vẫn hay hơn rất nhiều nhờ các tính năng phụ của mình.

Tiếp theo là các mẹo sử dụng ROM CM7. Toàn bộ các tùy chỉnh của CyanogenMod 7 đều nằm trong mục CyanogenMod Settings.

[IMG]


1. Notification Power Widget


[IMG]
Có thể nói đây là tính năng hấp dẫn nhất của các bản ROM CM7. Thông thường, muốn tắt mở nhanh các kết nối như Wifi, Bluetooth, GPS,… chúng ta thường dùng một widget có sẵn của Android có tên Power Widget đặt ngoài HomeScreen để sử dụng. Nếu như đang dùng CM7, bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng không gian 4x1 trên HomeScreen bởi vì widget này đã được tích hợp vào thanh thông báo trạng thái (Notification Bar – thanh thông báo chúng ta trượt xuống mỗi khi xem tin nhắn, cuộc gọi nhỡ,…). Các nút bật tắt Wifi, Bluetooth, GPS, độ sáng màn hình,… đều nằm trong danh sách các tính năng được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn còn có thể thêm vào những phím Play/Pause, Rewind, Forward để điều khiển trình chơi nhạc MusicMod mặc định của các bản ROM CM7. 

Để tùy chỉnh Notification Power Widget, bạn truy cập vào Settings > CyanogenMod settings > Interface > Notification Power Widget. Nếu như máy của bạn chưa được bật tính năng này, chọn vào dòng Notification Power Widget.

[IMG]

Muốn sắp xếp thứ tự các nút cho tiện sử dụng, bạn có thể chọn vào tính năng Widget button order. Còn nếu muốn chỉnh sửa các nút, bạn chọn vào dòng Widget buttons. Tại đây, một danh sách các hoạt động sẽ được liệt kê, mỗi hoạt động ứng với một nút trên Notification Power Widget. Với những nút đặc biệt như nút điều chỉnh độ sáng (Brightness), chỉnh chế độ mạng di động (NetworkMode),…, có một số tùy chỉnh dành cho bạn nằm ở trường Button modes. Chẳng hạn bạn có thể thiết lập để khi nhấn nút NetworkMode, bạn sẽ chuyển qua lại giữa 2G/3G hoặc 2G/3G + 2G. 

[IMG]

2. Hiển thị % pin trên thanh thông báo

Rất nhiều bạn từng hỏi mình làm thế nào để hiển thị % pin, thì đây chính là câu trả lời. Bản ROM CM7 hỗ trợ việc này một cách cực kì đơn giản, “chỉ bằng một nút nhấn” là bạn đã có thể bật nó lên mà không cần phải cài đặt thêm hay gõ mã gì phức tạp. Cách thực hiện: Settings > CyanogenMod settings > Interface > Status bar tweaks > Battery percentage.

3. Tùy chỉnh màn hình khóa (LockScreen)


[IMG]

Không nhiều bản ROM cung cấp cho người dùng các tùy chỉnh về màn hình khóa. CM7 làm rất tốt việc này khi cung cấp rất nhiều tùy chỉnh, giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian và công sức khi dùng máy. Các tùy chỉnh mà bạn có thể thực hiện khi truy cập vào Settings > CyanogenMod settings > Lockscreen là:
+ Style options: Điều chỉnh kiểu trượt để mở khóa màn hình. Bạn có thể chọn Sliding Tab (thanh trượt), Rotary (vòng xoay mô phỏng điện thoại cổ), Lense (mô phỏng kiểu mở khóa của HTC Sense UI, trượt một thanh ngang xuống phía dưới).

[IMG]

Ngoài ra, trong mục này, bạn còn có thể thiết lập thêm một số thanh trượt để khởi chạy nhanh ứng dụng mà bạn mong muốn. Tuy nhiên bạn chỉ có thể thực hiện được việc này nếu như bạn chọn kiểu Sliding Tab hay Rotary mà thôi.

+ Widget options: CM7 có khả năng hiện một widget nhỏ điều khiển việc chơi nhạc ngay cả khi bạn đang ở màn hình khóa. Muốn bật nó lên, bạn chọn vào dòng Lockscreen music control.

+ Unlock options: bao gồm Menu Unlock (mở khóa bằng cách nhấn phím Menu trên máy – chỉ hoạt động với các máy có phím Menu là phím cứng), Quick Unlock (không cần nhấn OK sau khi nhập mật khẩu mà nếu nhập đúng, máy sẽ tự động mở khóa ngay).

+ Lockscreen gesture: Vẽ các đường nét riêng để mở khóa. Nhấn chọn Build gesture để thiết lập đường nét rồi chọn Use Lockscreen Gesture để kích hoạt nó.

[IMG]

+ Delay and timeout: chỉnh thời gian để màn hình tự tắt khi bạn đang ở màn hình khóa.

4. Theme Chooser

[IMG]

Đây là nơi bạn tùy chỉnh giao diện (theme) cho máy mình. Điều chỉnh giao diện ở đây không có nghĩa là chỉnh làm cho Launcher hay HomeScreen của bạn đẹp hơn mà là thay đổi cả bộ icon, hình nền, các biểu tượng, thông báo, kiểu nút nhấn, màu chữ, thanh thông báo %,… Nói chung, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới khi sử dụng Theme Chooser.

Theme chooser là một ứng dụng mặc định. Bạn có thể tìm thấy và chạy nó trong App Drawer (nơi liệt kê các ứng dụng bạn có trong máy) một cách bình thường như những chương trình khác.

[IMG]

Các theme dùng cho Theme Chooser được cộng động mạng phát triển nên rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể tìm kiếm chúng với từ khóa “tên theme/kiểu theme + theme chooser CM7”. Ví dụ, muốn tìm kiếm kiểu theme Sense UI, tìm bằng bác Google: “Sense UI theme chooser CM7” là xong.

5. Tự chỉnh giờ để đưa máy vào chế độ rung (Quiet hours)

[IMG]

Lại thêm một tính năng tuyệt vời của CM7 giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống của mình. Tính năng này nằm trong Settings > CyanogenMod settings > Sound. Nhấp vào mục Quiet hours, bạn nhấn dấu chọn ở dòng Enable quiet hours để kích hoạt tính năng này. Thiết lập giờ bắt đầu và giờ kết thúc chế độ rung ở các mục Start of quiet hours và End of quiet hours. Chỉ đơn giản như thế là bạn đã có thể tự động hóa cuộc sống của mình rất nhiều. Quá đơn giản phải không nào?

0 comments:

Post a Comment

 
Top